GIỚI THIỆU

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (Journal of Asian Business and Economic Studies – JABES) là Tạp chí khoa học quốc tế về lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, phát hành 4 số/năm (Phiên bản tiếng Anh trên hệ thống của Nhà xuất bản Emerald Group Publishing) và 12 số/năm (phiên bản tiếng Việt). Những bài viết nghiên cứu gửi đến Tạp chí đều được phản biện kín đánh giá nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chuẩn mực và nâng cao chất lượng học thuật của các bài báo khoa học.

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (Tạp chí NCKD&KDCA) với tiền thân là Tạp chí Phát triển kinh tế (Journal of Economic Development – JED) trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, ấn phẩm tiếng Việt được xuất bản từ năm 1990 (mã số ISSN 1859-1124), phát hành hàng tháng từ năm 1990; ấn phẩm tiếng Anh ra đời từ năm 1994 (với mã số ISSN 1859-1116) với tên gọi Economic Development Review (trước năm 2012) và sau đó đổi tên thành Journal of Economic Development (giai đoạn 2012–2017). Kể từ tháng 1/2018, Tạp chí Phát triển kinh tế chính thức đổi tên thành Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á. Đặc biệt, ấn phẩm tiếng Anh sẽ được xuất bản trên hệ thống của Nhà xuất bản Emerald Group Publishing bắt đầu từ năm 2018.

Thông qua nghiên cứu những giải pháp tiềm năng cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí luôn nỗ lực tìm kiếm các phương thức nhằm cải thiện tính bền vững của lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, cùng với quan điểm “Phát triển bền vững” là một quá trình thay đổi hướng đến lợi ích lâu dài của quốc gia, khu vực kinh tế, tổ chức, tập đoàn, công ty, và các cá nhân. Tạp chí luôn hoan nghênh các bài báo nghiên cứu về các chủ đề phát triển kinh tế và kinh doanh ở phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia, và cả ở địa phương; đồng thời các nghiên cứu có giá trị về mặt chính sách, cũng như nhận được sự quan tâm từ các tổ chức quốc tế, chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực công và tư, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. Các đề xuất và gợi ý chính sách đòi hỏi phải được dựa trên nghiên cứu phân tích và đánh giá chặt chẽ. 

 

MỤC TIÊU & CHỦ ĐỀ SỐ ĐẶC BIỆT

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là chủ đề được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1990 đến nay. Số đặc biệt này khuyến khích những nghiên cứu mới nhất trên những khía cạnh khác nhau và cấp độ khác nhau của CSR.

Các chủ đề chính có thể tham khảo những chủ đề sau đây:

1. Các phương diện CSR

            Nghiên cứu CSR trên 1 trong 4 cấp độ: (1) Bối cảnh thể chế, pháp luật, quy định, yêu cầu của các định chế tài chính và phi tài chính, bản sắc văn hóa quốc gia, văn hóa vùng ảnh hưởng đến chính sách CSR của tổ chức; (2) Chính sách và thực hành CSR của tổ chức, doanh nghiệp; (3) Đặc điểm tâm lý cá nhân người lao động hay người tiêu dùng về CSR; và (4) Phối hợp 2–3 cấp độ trên.

            Nghiên cứu CSR trên các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng: 1) Upstream: CSR trong cung ứng nguyên liệu và năng lượng của nhà cung cấp, CSR và Outsourcing, CSR trong sản xuất và hệ thống phân phối; 2) Downstream: CSR trong bán lẻ cho đến tiêu dùng, “người tiêu dùng có đạo đức” (Ethical Consumers), xả thải, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác.

            Các phương diện trách nhiệm khác nhau hoặc phối hợp với nhau của CSR: (1) Trách nhiệm kinh tế; (2) Trách nhiệm pháp luật; và (3) Trách nhiệm đạo đức - từ thiện.

2. Các xu hướng nghiên cứu về CSR

            - Hiệu quả của thực hành CSR: (1) Hiệu quả tài chính của CSR đã được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên, hầu như các tác giả chưa tách được ảnh hưởng của CSR và ảnh hưởng của các nhân tố khác đến hiệu quả gồm: Bối cảnh thể chế, chính sách tài chính của quốc gia và của công ty, tình hình thị trường chứng khoán và đặc điểm ngành công nghiệp…; (2) Hiệu quả tài chính chỉ đáp ứng chủ yếu nhu cầu của cổ đông. Cần nghiên cứu hiệu quả của CSR đối với các bên liên quan khác nhau như: Hiệu quả CSR đến người lao động, người tiêu dùng, thị phần, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương... Nói cách khác, cần nghiên cứu các hiệu quả phi tài chính khác của CSR; (3) Hiệu quả dài hạn của CSR; và (4) Các nghiên cứu hiệu quả thường dùng chỉ số bền vững của thị trường chứng khoán, và dùng rất nhiều biến đại diện (Proxy) cho CSR. Như vậy, kết quả nghiên cứu có thể bị sai lệch. Cũng cần bổ sung các tiếp cận định tính bên cạnh trào lưu định lượng. Cần sử dụng nghiên cứu đa phương pháp hơn là tiếp cận với duy nhất một phương pháp.

            - CSR tại các thị trường mới nổi: (1) CSR tại Việt Nam; và (2) Rất ít nghiên cứu so sánh CSR giữa các quốc gia, các thị trường mới nổi và các nước phát triển.

            - Ảnh hưởng của các định chế CSR đến các thị trường, doanh nghiệp: 1) Các tổ chức phi chính phủ hoạt động tích cực trong lĩnh vực môi trường (Greenpeace, WWF…), trong lĩnh vực lao động, trong lĩnh vực từ thiện… đến chính sách và thực hành CSR của các doanh nghiệp; 2) Ảnh hưởng của các chứng chỉ bền vững tự nguyện như Rain Forest Alliance, Fair Trade, Friend of the Sea, Global Best Aquaculture Practice, Chứng chỉ rừng bền vững, SA 8000, ISO 26000, GRI… đến kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

            - Sự thiếu trách nhiệm xã hội (Corporate Social Irresponsibility) của các doanh nghiệp không thực hành CSR, phớt lờ CSR hay chống lại CSR.

            - CSR và Marketing: (1) CSR và thương hiệu; (2) CSR và Greenwashing; và (3) Cause-Related Marketing và Social Marketing.

            - CSR và Đầu tư có trách nhiệm thông qua nghiên cứu thực nghiệm về: (1) ESG và các định chế tài chính trong lĩnh vực đầu tư; và (2) Equator Principles và tài trợ tín dụng của các ngân hàng.

HƯỚNG DẪN NỘP BÀI VIẾT

Tác giả sẽ nộp trực tiếp bài viết cho số đặc biệt này đến Tạp chí NCKT&KDCA thông qua hệ thống quản trị bài trực tuyến của Tạp chí trên website www.jabes.ueh.edu.vn.

Để chuẩn bị và gửi bài viết, Tác giả cần tham khảo những hướng dẫn sau:

  •      Hướng dẫn chuẩn bị bài viết:

http://jabes.ueh.edu.vn/Home/Module?path=Distribution_vi

  •      Đạo đức xuất bản:

http://jabes.ueh.edu.vn/Home/Module?path=JABESAuthorGuidelines_vi

  •      Hướng dẫn sử dụng hệ thống gửi bài:

http://jabes.ueh.edu.vn/Home/Module?path=SystemUseGuide_User_vi 

Lưu ý: Khi gửi bài viết trên hệ thống của JABES, vui lòng chọn loại bài viết là "S03-Số đặc biệt (CSR)"

 

CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG

  •  Thời gian mời viết bài: Ngày 01/03/2021
  •  Hạn cuối nộp bài: Ngày 15/07/2021
  •  Thời gian công bố kết quả phản biện: Ngày 15/09/2021
  •  Hạn cuối chỉnh sửa bài viết: Ngày 30/09/2021
  •  Thông báo kết quả chấp nhận hoặc từ chối bài viết: Ngày 30/10/2021
  •  Thời gian xuất bản dự kiến: Tháng 12/2021

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nếu tác giả có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Số đặc biệt của Tạp chí NCKT&KDCA, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh hỗ trợ sau:

Chuyên gia Phụ trách "S03-Số đặc biệt (CSR)":

PGS.TS. Hồ Viết Tiến

Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – email: hvtien@ueh.edu.vn

Trợ lý Tổng biên tập:

ThS. Huỳnh Lưu Đức Toàn

Tạp chí NCKT&KDCA, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – email: toanhld@ueh.edu.vn

Thư ký tòa soạn:

ThS. Đào Thị Minh Huyền

Tạp chí NCKT&KDCA, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – email: vi.jabes@ueh.edu.vn

Số điện thoại hỗ trợ kỹ thuật: 028 38295635 (gặp Thư ký tòa soạn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN