Chức năng

– Tham mưu cho Hiệu Trưởng về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học;

– Tổ chức, phát triển và quản lý các hoạt động của chương trình đào tạo sau đại học tại Trường theo đúng quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Trường;

– Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và hợp tác khoa học;

– Huy động nguồn lực có trình độ cao nhằm hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo.

Nhiệm vụ

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học:

–  Khai thác có hiệu quả và phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;

– Tham gia xây dựng chương trình đào tạo sau đại học của Trường theo chuẩn quốc tế ở bậc đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao chất lượng đào tạo;

– Góp phần xây dựng thương hiệu của Trường nhằm thu hút sinh viên nước ngoài đến học tại Trường;

– Phát triển có chọn lọc các chương trình, mô hình tiên tiến trên thế giới nhằm hình thành các ngành đào tạo và hình thức đào tạo mới; tạo điều kiện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường;

 – Xây dựng và đổi mới các chương trình đào tạo đồng bộ với các chương trình đào tạo khác của Trường và các tổ chức quốc tế;

 – Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển kinh tế-xã hội và quản lý nhà nước cho các địa phương; chiến luợc phát triển và quản trị cho các doanh nghiệp.

2. Tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học:

– Soạn thảo các quy định về đào tạo sau đại học, quy trình và hướng dẫn thực hiện quy chế, quy định về đào tạo sau đại học;

– Khai thác có hiệu quả và phát triển các chương trình, dự án hợp tác đào tạo với các trường đại học và tổ chức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu người học;

– Quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến đào tạo và quá trình học tập của học viên và nghiên cứu sinh;

– Quản lý hành chính tất cả các chương trình đào tạo, liên kết đào tạo sau đại học của Trường với các cơ sở ngoài nước.

3. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác khoa học:

– Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, khảo sát… nhằm phục vụ học tập, bồi dưỡng, trao đổi, nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh;

– Phát triển các hoạt động trao đổi học thuật với các trường, tổ chức đào tạo bậc học tương đương;

– Khai thác tối đa các nguồn tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên, nghiên cứu sinh và giảng viên từ các tổ chức khác.

4. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo:

– Cung cấp dịch vụ khoa học cho địa phương và doanh nghiệp bao gồm: tư vấn khảo sát, thực hiện điều tra, nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội và kinh doanh;

– Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức kinh tế, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ nhu cầu của học viên và nghiên cứu sinh.