Thực hiện Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2023 như sau:
1. Mục tiêu, ngành/chuyên ngành, chỉ tiêu và hình thức đào tạo:
1.1. Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu chung là đào tạo các nhà kinh tế, nhà quản trị và các chuyên gia đang hoặc sẽ làm quản lý, nghiên cứu, giảng dạy.
Sau khi hoàn tất chương trình, người học đạt được các tiêu chuẩn sau: Có kiến thức và năng lực hoạt động rộng và chuyên sâu cần thiết theo ngành và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1.2. Ngành/chuyên ngành đào tạo:
STT |
Ngành/chương trình |
Chỉ tiêu |
|
1 |
Marketing |
40 |
Nghiên cứu/Ứng dụng |
2 |
Công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông |
20 |
Ứng dụng |
3 |
Kế toán |
50 |
Nghiên cứu/Ứng dụng |
4 |
Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe |
20 |
Ứng dụng |
5 |
Quản trị nhân lực |
40 |
Ứng dụng |
6 |
Toán kinh tế |
20 |
Ứng dụng |
7 |
Quản trị bền vững doanh nghiệp và môi trường |
20 |
Ứng dụng |
8 |
Kinh tế chính trị |
20 |
Nghiên cứu |
Hình thức đào tạo: Chính quy, học vào các buổi tối trong tuần và các ngày cuối tuần; thời gian đào tạo: 02 năm.
2. Điều kiện dự tuyển và phương pháp tuyển chọn:
2.1. Điều kiện dự tuyển: Thí sinh dự tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ các điều kiện sau đây:
2.1.1. Điều kiện văn bằng
- Đối với thí sinh dự tuyển chuyên ngành Kinh tế chính trị phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành kinh tế chính trị, chính trị học, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, giáo dục chính trị; các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý. Nếu không thuộc các khối ngành trên thí sinh phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức các môn: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý tài chính - ngân hàng.
- Đối với thí sinh dự tuyển vào ngành Quản trị bền vững Doanh nghiệp và Môi trường phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý, ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường cũng có thể tham gia xét tuyển. Nếu không thuộc các khối ngành trên thí sinh phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức các môn: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý tài chính - ngân hàng.
- Đối với thí sinh dự tuyển chuyên ngành Toán kinh tế phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành Toán kinh tế, các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý. Nếu không thuộc các khối ngành trên thí sinh phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức các môn: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý tài chính - ngân hàng.
- Đối với thí sinh dự tuyển vào các ngành/chuyên ngành còn lại tại mục 1.2 phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý. Nếu không thuộc khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức các môn: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý tài chính - ngân hàng.
- Các văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://naric.edu.vn, mục Hướng dẫn quy trình công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp).
2.1.2. Điều kiện sức khỏe: Có đủ sức khỏe để học tập.
2.2. Điều kiện Ngoại ngữ:
Thí sinh dự tuyển sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do UEH cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (xem Phụ lục I, Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ) hoặc các chứng chỉ tương đương B1 khác, các chứng chỉ này do các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Điểm thi ngoại ngữ đầu vào bậc cao học của UEH đạt từ 50 điểm trở lên (thang điểm 100). Dự kiến ngày kiểm tra ngoại ngữ: 14/5/2023. Trường có tổ chức ôn tập Ngoại ngữ tiếng Anh cho thí sinh có nhu cầu, vui lòng xem thông báo tại đây: link
Lưu ý: Yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ: Đối với các trường hợp nộp chứng chỉ miễn ngoại ngữ đầu vào là ngôn ngữ gì thì nộp chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra (hoặc minh chứng đủ điều kiện ngoại ngữ đầu ra) phải đúng là ngôn ngữ đã nộp lúc đầu vào.
Ví dụ: nộp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung đầu vào là HSK Bậc 3 thì ngoại ngữ đầu ra phải bắt buộc nộp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung tối thiểu từ HSK Bậc 4 trở lên (hoặc minh chứng đủ điều kiện ngoại ngữ đầu ra phải là tiếng Trung).
2.3. Đối tượng và chính sách ưu tiên
- Đối tượng ưu tiên:
a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang;
d) Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a;
đ) Con liệt sĩ.
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
- Chính sách ưu tiên: Khi xét tuyển, người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên đã kể trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 10 điểm vào điểm kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh (thang điểm 100) và được cộng 0,5 điểm vào điểm trung bình chung (GPA) bảng điểm trình độ đại học.
- Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên
+ Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường, xã về việc cơ quan đó đóng tại địa bàn được ưu tiên (cho đối tượng a);
+ Bản sao (có công chứng) thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan (cho các đối tượng b, c, đ, e);
+ Bản sao (có công chứng) CMND, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và xác nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (cho đối tượng d).
2.4. Xét tuyển
Dựa trên hồ sơ ứng viên, kết quả học tập bậc đại học và điều kiện ngoại ngữ để xét tuyển vào hướng ứng dụng và hướng nghiên cứu.
Đối với ứng viên có nhu cầu đăng ký hướng nghiên cứu (đối với các ngành/chuyên ngành có đào tạo hướng nghiên cứu) cần đáp ứng thêm 2 điều kiện sau đây:
+ Bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, nếu bằng tốt nghiệp đại học loại trung bình hoặc trung bình khá phải có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
+ Phải tham gia kiểm tra năng lực dạng GMAT.
Căn cứ vào số lượng trúng tuyển, Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định tổ chức các ngành có hướng nghiên cứu cho học viên. Các ứng viên không đủ điều kiện xét tuyển hướng nghiên cứu sẽ học hướng ứng dụng.
Đăng ký hướng đào tạo: Đăng ký khi nộp hồ sơ. Xem thông tin bài viết giới thiệu về Hướng Nghiên cứu và Hướng ứng dụng
Dự kiến ngày kiểm tra năng lực dạng GMAT: 14/5/2023 (ngay sau khi kiểm tra ngoại ngữ).
Trường có tổ chức ôn tập môn GMAT cho thí sinh có nhu cầu, vui lòng xem thông báo tại đây: link
2.5. Thời gian và địa điểm xét tuyển
Dự kiến ngày xét tuyển: Từ ngày 15/5/2023 đến ngày 18/5/2023.
Địa điểm xét tuyển: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
3. Lệ phí tuyển sinh
- Lệ phí hồ sơ: 120.000 đ/thí sinh
- Lệ phí thi môn tiếng Anh: 120.000 đ/môn; Lệ phí thi môn GMAT: 120.000 đ/môn.
4. Kinh phí đào tạo: Học phí dự kiến năm 2023 là 1.145.000 đ/tín chỉ
5. Đăng ký dự thi:
Thí sinh căn cứ vào các điều kiện quy định ở trên để đăng ký dự tuyển.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm
1. Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu).
2. Lý lịch (theo mẫu) dán ảnh cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).
Thí sinh tải về mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển và Lý lịch tại đây: link
3. Giấy ưu tiên (nếu có).
4. 02 (hai) bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học và 01 (một) bản sao bảng điểm tốt nghiệp đại học (có sao y của cơ quan có thẩm quyền).
5. Chứng chỉ bổ sung kiến thức nếu không có bằng đại học ngành đúng và ngành phù hợp.
6. Minh chứng miễn ngoại ngữ còn hạn theo quy định.
7. Hai ảnh 4 x 6 chụp kiểu căn cước công dân không quá 01 (một) năm tính đến ngày dự thi, ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh.
Thí sinh vào website https://sdh.ueh.edu.vn để tải hồ sơ và ghi các thông tin cá nhân liên quan theo mẫu (Trường không trực tiếp phát hành hồ sơ).
6. Địa điểm và thời gian nộp hồ sơ:
- Địa điểm nộp hồ sơ: Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Phòng A001 - Số 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38.235.277 nhấn chọn tiếp các số nội bộ 16, 20, 21, 24, 25
Website: https://sdh.ueh.edu.vn.
(*) Thời gian nộp hồ sơ: Từ ngày 03/5/2023 đến hết ngày 05/5/2023. Sáng từ 08:00 -11:00, Chiều từ 13:30 đến 16:00 - Trừ thứ Bảy, Chủ nhật.
Sau khi Hội đồng Tuyển sinh Sau đại học của Trường phê chuẩn kết quả tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ gửi giấy báo mời thí sinh về Trường hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu văn bằng và các giấy tờ liên quan để xác nhận trúng tuyển chính thức.
Đối với các thí sinh chưa nộp hồ sơ trong đợt này, có thể chờ thông báo đợt tuyển sinh đợt kế tiếp. Dự kiến cuối năm 2023 trường sẽ có thông báo tuyển sinh khóa mới. Để không bị lỡ đợt thông báo, thí sinh vui lòng để lại thông tin tại đây (Trường sẽ nhắn tin SMS/hoặc email đến thí sinh khi có thông báo mới)
PHỤ LỤC 1
VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG BẬC 3 VÀ BẬC 4 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC
DÙNG CHO VIỆT NAM ÁP DỤNG TRONG TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Thông báo số 324/TB-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 15 tháng 3 năm 2023 của Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh)
TT |
Ngôn ngữ |
Chứng chỉ /Văn bằng |
Trình độ/Thang điểm |
|
Tương đương Bậc 3 |
Tương đương Bậc 4 |
|||
1 |
Tiếng Anh |
TOEFL iBT |
30 - 45 |
46 - 93 |
TOEFL ITP |
450-499 |
|
||
IELTS |
4.0 - 5.0 |
5.5 - 6.5 |
||
Cambridge Assessment English |
B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill. Thang điểm: 140-159 |
B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill Thang điểm: 160-179 |
||
TOEIC (4 kỹ năng) |
Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159 Viết: 120-149 |
Nghe: 400-489 Đọc: 385-454 Nói: 160-179 Viết:150-179 |
||
2 |
Tiếng Pháp |
CIEP/Alliance francaise diplomas |
TCF: 300-399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue |
TCF: 400-499 Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue |
3 |
Tiếng Đức |
Goethe - Institut |
Goethe-Zertifikat B1 |
Goethe-Zertifikat B2 |
The German TestDaF language certificate |
TestDaF Bậc 3 (TDN 3) |
TestDaF Bậc 4 (TDN 4) |
||
4 |
Tiếng Trung Quốc |
Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) |
HSK Bậc 3 |
HSK Bậc 4 |
5 |
Tiếng Nhật |
Japanese Language Proficiency Test (JLPT) |
N4 |
N3 |
6 |
Tiếng Nga |
ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному |
ТРКИ-1 |
ТРКИ-2 |