Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản lý Đô thị thông minh và sáng tạo – Hệ điều hành cao cấp  (Executive Master of Smart City and Innovation Management) năm 2021 như sau:

Quản lý đô thị thông minh và sáng tạo – Smart City and Innovation Management

1. Mục tiêu và đối tượng đào tạo

- Mục tiêu của Chương trình là trang bị cho học viên năng lực để trở thành nhà quản lý điều hành cao cấp trong khu vực công, đặc biệt lĩnh vực đô thị, quy hoạch hướng tới các đô thị thông minh. Học viên có đủ khả năng để lãnh đạo giải quyết những vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng khắp một cách có hiệu quả, có trình độ chuyên môn sâu và năng lực làm chủ các lĩnh vực quản lý, khoa học công nghệ, các giải pháp tích hợp dựa trên kinh nghiệm tích lũy và kiến thức, kỹ năng, thái độ được trang bị trong quá trình học như: phân tích và khai phá dữ liệu, chính sách đô thị, chính sách môi trường và kinh tế, các kiến thức về thị trường nhà ở, quy hoạch sinh thái trong đô thị thông minh, kinh tế đô thị mới và marketing thành phố, hệ thống thông tin địa lý,…

- Đối tượng đào tạo của chương trình là những thí sinh có kinh nghiệm làm việc và mong muốn phát triển chuyên môn & quản lý trong các tổ chức thuộc bộ máy nhà nước (chính quyền địa phương), các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các trường đại học/ viện nghiên cứu và các tổ chức tư nhân, các cá nhân có liên quan đến lĩnh vực đô thị, đô thị thông minh, phát triển và quản lý đô thị, quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý và quy hoạch cơ sở hạ tầng - giao thông, quản lý dự án, đầu tư và phát triển địa ốc hoặc khu đô thị, kiến trúc, môi trường.

2. Chương trình đào tạo và bằng cấp

- Nội dung đào tạo: trong 24 tháng (64 tín chỉ) gồm các học phần và đồ án tốt nghiệp. Các học phần và chuyên đề được thiết kế gồm 3 phần chính: Phần kiến thức chung (11 tín chỉ), phần kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành (37 tín chỉ), đồ án tốt nghiệp (16 tín chỉ).

- Lớp học được tổ chức vào các ngày cuối tuần.

- Học viên hoàn thành đầy đủ các học phần trong chương trình đào tạo, bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học viên hoàn thành các học phần theo quy định trong chương trình đào tạo (từ 48 - 52 tín chỉ) sẽ được công nhận để tiếp tục học chương trình liên kết nhận song bằng do Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đại học Handong Global (Hàn Quốc) và Đại học Hasselt (Vương Quốc Bỉ) đào tạo và cấp bằng.

3. Điều kiện dự thi

Thí sinh đăng ký dự thi cần thỏa mãn điều kiện sau đây:

Điều kiện văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý, kiến trúc và quy hoạch được dự thi ngay.

- Có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phải học bổ sung kiến thức các môn: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Nguyên lý Tài chính - Ngân hàng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn khác và ngành ngoại ngữ phải học bổ sung kiến thức các môn: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Nguyên lý Tài chính - Ngân hàng.

Lưu ý: Các văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://naric.edu.vn, mục Hướng dẫn quy trình CNVB do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp).

4. Phương thức thi tuyển

4.1. Nội dung thi tuyển

Việc thi tuyển vào chương trình bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Đánh giá hồ sơ về quá trình học tập, công tác của thí sinh. Điểm hồ sơ được xác định dựa trên các tiêu chí về: chức vụ, kinh nghiệm chuyên môn và quản lý; phạm vi ảnh hưởng của đơn vị công tác; quá trình đào tạo và phẩm chất, năng lực cá nhân thí sinh.

- Phần 2: Thi kiểm tra năng lực tư duy dạng GMAT.

- Phần 3: Kiểm tra trình độ ngoại ngữ theo quy định tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

- Phần 4: Phỏng vấn nhằm đánh giá động cơ và khả năng hoàn thành khóa học; kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm xử lý tình huống quản lý thực tế.

4.2. Phương thức xét tuyển

Điều kiện xét trúng tuyển: Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi phần thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên).

           Căn cứ danh sách thuộc diện xét trúng tuyển, Trường xác định điểm chuẩn được tính theo tổng điểm thi phần 2 và phần 4 (không cộng điểm môn Ngoại ngữ và phần 1) của từng thí sinh từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm các môn thi thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Thí sinh là nữ; Người có điểm cao hơn của phần 4; Người được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc người có điểm ngoại ngữ cao hơn.

5. Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 học viên

6. Điều kiện được miễn thi ngoại ngữ:

Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2021 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kỹ sư (CT1, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương B1 khung tham chiếu Châu Âu đối với 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Hoa, Đức, Nhật trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự thi (xem Phụ lục, Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ).

7. Đối tượng và mức ưu tiên

- Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; 

b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c) Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang;

d) Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a);

đ) Con liệt sĩ, con nạn nhân chất độc màu da cam.

- Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên đã kể trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười (10) điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng một (01) điểm (thang điểm 10) cho môn thi phần 2.

- Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên

+ Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường, xã về việc cơ quan đó đóng tại địa bàn được ưu tiên (cho đối tượng a);

+ Bản sao (có công chứng) thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan (cho các đối tượng b, c, đ);

+ Bản sao (có công chứng) CMND, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và xác nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (cho đối tượng d).

8. Hồ sơ dự tuyển

Thí sinh dự thi phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký dự thi, gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi và lý lịch khoa học có nhận xét của Thủ trưởng cơ quan quản lý; ảnh có đóng dấu giáp lai (theo mẫu).

- Bản tự giới thiệu về năng lực và động cơ học tập (theo mẫu). Tổng độ dài không quá 7 trang A4.

- Bản sao công chứng các giấy tờ (khi nộp hồ sơ cần mang theo bản chính để đối chiếu):

+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học

+ Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh quá trình học tập và các khoá bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đã tham gia (nếu có)

+ Chứng chỉ bổ sung kiến thức đại học của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (nếu cần thiết)

+ Các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm (chứng minh thâm niên công tác và kinh nghiệm của lý) (nếu có)

+ Các loại bằng khen, giấy khen và minh chứng thành tích nổi bật trong quá trình học tập, công tác (nếu có)

- Hai ảnh màu cỡ 3x4cm (lưu ý: ghi rõ họ tên, ngày sinh ở phía sau mỗi ảnh) và hai phong bì có dán tem ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh.

9. Giới thiệu nội dung thi tuyển

Chương trình tổ chức giới thiệu nội dung, phương pháp thi tuyển và phát tài liệu hướng dẫn ôn thi. Lịch cụ thể sẽ được công bố trên website của Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Ôn tập GMAT và Anh văn: sẽ thông báo cụ thể sau.

10. Lệ phí thi tuyển sinh dự kiến:

- Hồ sơ dự thi đầu vào:        120.000đ/thí sinh

- Lệ phí tuyển sinh:               1.650.000đ/thí sinh

11. Kinh phí đào tạo: Học phí dự kiến năm 2021 là: 2.000.000đ/tín chỉ

12. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

Thời gian nhận hồ sơ được điều chỉnh đến 02/4/2021 

Viện Đô thị thông minh và quản lý - thuộc  Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - 232/6 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh - Vui lòng liên hệ trực tiếp Ms Mai, số điện thoại: 0946 973 488

13. Thời gian thi tuyển dự kiến:  Ngày 28/3/2021

14. Thời gian khai giảng dự kiến: Tháng 04/2021

15.  Địa chỉ liên hệ:

Viện Đô thị thông minh và quản lý - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - 232/6 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Vui lòng liên hệ trực tiếp Ms Mai, số điện thoại: 0946 973 488

Website: http://sdh.ueh.edu.vn


 

Phụ lục

CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ  TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ 3/6 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM
ÁP DỤNG TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

(Kèm theo Thông báo số 236/TB-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

Tiếng Anh

Cấp độ (CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6 (Khung VN)

4.5

450   PBT 133   CBT   45   iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

B1 (*)

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)

Một số tiếng khác

Cấp độ (CEFR)

tiếng    Nga

tiếng Pháp

tiếng Đức

tiếng Trung

tiếng  Nhật

3/6 (Khung VN)

TRKI 1 

DELF B1

 TCF niveau 3

B1

ZD

HSK        cấp độ 3      

JLPT  N4

Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, thí sinh cần gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.

            (*) B1 Khung Châu Âu: theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN